Được đánh giá là ngôi trường kỷ luật sắt bởi sự quản lý của "giáo viên nghiêm khắc nhất nước Anh", trường Michaela vấp phải nhiều tranh cãi từ phía dư luận.
Trường trung học cơ sở Michaela ở phía bắc London (Anh) nổi danh nhờ tập trung rèn luyện kỷ luật sắt. Nữ hiệu trưởng Katharine Birbalsingh từng được tờ Sunday Times mô tả là "giáo viên nghiêm khắc nhất nước Anh", do đó trường Michaela là môi trường học tập đặc biệt. Hầu như mỗi tối trên các phương tiện truyền thông xã hội đều xảy ra tranh cãi nảy lửa giữa phe ủng hộ và phe chống đối quan điểm giáo dục của nữ hiệu trưởng này.
Birbalsingh cho biết thách thức lớn nhất không phải là giữ học sinh trong khuôn khổ mà là vượt qua những lời gièm pha từ bên ngoài. Cách tiếp cận trong giảng dạy và quản lý học sinh được chia sẻ trên The Guardian ngày 30/12/2016.
Hiệu trưởng Katharine Birbalsingh được cho là "giáo viên nghiêm khắc nhất nước Anh". |
Tại trường, một nhóm học sinh lớp 7 sắp kết thúc giờ giải lao và chuyển sang tiết khác. Các em xếp hàng trong trật tự dưới sự quan sát của giáo viên. Đột nhiên, giáo viên này ngừng cả lớp lại để yêu cầu một học sinh nhặt một quả nho rơi trên sàn nhà. Đó là khác biệt đầu tiên của trường cấp hai mới thành lập 3 năm nhưng có rất nhiều cuộc thăm viếng từ giáo viên các trường khác để học hỏi về tính kỷ luật.
"Điều quan trọng là thay đổi thói quen và liên tục nhắc nhở học sinh. Chúng tôi khiến các em cảm thấy rằng việc không nhặt quả nho lên là không thể chấp nhận được", Birbalsingh nói.
Cả hành lang lúc học sinh xếp hàng vào lớp vô cùng yên tĩnh. Các em di chuyển nhanh chóng từ phòng này sang phòng khác trong im lặng. Không có bất cứ sai phạm nào có thể xảy ra. Lý do cho nguyên tắc này được Birbalsingh chỉ ra, hành lang ở trường học là nơi chứng kiến nhiều hành vi xấu như xô đẩy, đánh nhau. Bằng cách di chuyển theo đường thẳng, các em sẽ giữ được sự bình tĩnh và tập trung cho bài học tiếp theo.
Học sinh di chuyển trong im lặng và theo hàng lối. |
Hầu hết nhân viên ở trường Michaela là người trẻ, thường xuyên hoạt động trên mạng xã hội Twitter và blog giáo dục. Birbalsingh vừa xuất bản một cuốn sách về trường mang tên "Khúc ca về cuộc chiến của những giáo viên nghiêm khắc". Triết gia Roger Scruton cho rằng trường Michaela là hình mẫu giáo dục đáng để noi theo.
Theo Joe Kirby, nhân viên của trường, chính sách ở Michaela là "không bào chữa". Hình phạt được áp dụng cho việc đi muộn dù chỉ một phút, không hoàn thành bài tập về nhà, làm bài ẩu, không mang bút hoặc thước kẻ, tỏ thái độ xấu với giáo viên bằng cách tặc lưỡi hoặc đảo mắt.
Phạt học sinh vì không có bút nghe có vẻ khắc nghiệt, nhưng trường Michaela cung cấp bút cho học sinh ngay từ đầu năm học, trong trường có cửa hàng bán bút giảm giá và phụ huynh liên tục được nhắc nhở về thiết bị học tập mà học sinh cần mang theo mỗi ngày.
Năm 2016, trường Michaela gây xôn xao dư luận vì sắp xếp những học sinh mà phụ huynh chưa trả tiền bữa trưa vào một phòng riêng biệt khi ăn. Birbalsingh không mảy may bị tác động bởi những lời chỉ trích. "Ở các trường khác, nếu phụ huynh không trả tiền bữa trưa, con họ sẽ chẳng có gì để ăn. Ở đây các em vẫn được ăn trưa, thậm chí là bữa trưa tươm tất", bà nói.
Birbalsingh từng xuất hiện trên báo chí khi nói một cách gay gắt về tình trạng đổ vỡ của nền giáo dục quốc gia trong hội nghị Đảng Bảo thủ năm 2010. Sau đó, bà từ bỏ vị trí hiệu phó ở một trường học phía nam London. Năm 2014, bà mở trường Michaela trong một tòa nhà thuộc trường đại học cũ gần sân vận động Wembley.
"Các em thích học ở đây vì có thể học hỏi rất nhiều thứ. Trường rất trật tự, các học sinh sẽ không bị bắt nạt. Điều này mỗi người có thể tự so sánh với trường tiểu học hoặc trường cấp hai mình từng theo học trước đó", Birbalsingh cho biết. Học sinh nhiều trường khác thậm chí không dám vào nhà vệ sinh vì sợ bị đánh. Nhưng đó không phải là câu chuyện ở đây.
Học sinh trường Michaela hăng hái tham gia bài giảng. |
Khác biệt lớn trong phương pháp giảng dạy cũng được hiệu trưởng đề cập. Trong khi đa số trường học Anh cho rằng giáo viên chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn, trường Michaela nhận định giáo viên biết nhiều hơn trẻ em và do đó họ là người giảng dạy, trực tiếp truyền đạt kiến thức. Tuy nhiên, trường không chỉ tập trung dạy kiến thức sách vở mà còn dạy về sự tử tế và lòng biết ơn. Đó là một trong những yêu cầu quan trọng dành cho học sinh trường Michaela.
Nói về nghề giáo, Birbalsingh cho rằng đó là nghề quan trọng nhất trong một quốc gia, nhưng giáo viên ở Anh thường xuyên bị lôi lên mặt báo, bị tấn công không chỉ bằng ngôn ngữ mà còn cả trên đường phố. Trong khi đó, những kẻ tấn công lại không hề bị xử lý.
Birbalsingh bằng mọi giá giữ cho học sinh của mình không chịu sự tấn công tương tự. "Khi lớn lên, học sinh của chúng tôi là những người khác biệt, các em đã được dạy về tình nghĩa khi ở đây. Bạn sẽ thấy không phải mọi đứa trẻ đều tốt đẹp, có những đứa trẻ vô cùng tệ, nhưng đó là bởi chúng không được trường học dạy cách trở thành người tử tế", bà nói.
Phiêu Linh
07 Jan 2017
07 Jan 2017
Tầng lớp trung lưu tăng lên, đầu tư nước ngoài mạnh và các doanh nghiệp tư nhân ngày càng mở rộng sẽ là lực đẩy cho kinh tế Việt Nam.
Xem thêm07 Jan 2017
07 Jan 2017
Mỗi lần đặt tour, khách hàng sẽ được trao một mã số dự thưởng với cơ hội may mắn trúng trọn bộ quà tặng trị giá 12 triệu đồng.
Xem thêm07 Jan 2017
07 Jan 2017
Với hương vị thơm ngon, tỷ lệ nạc lên tới 90%, thịt lợn rừng lai ngày càng được nhiều người ưa chuộng. Đặc sản này luôn trong tình trạng "cháy hàng" vào các dịp lễ Tết.
Xem thêm