Tại hội nghị về tuyển sinh, hướng nghiệp của hơn 60 trường THPT do trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM tổ chức ngày 6/1, ông Nguyễn Đình Phùng (Hiệu trưởng THPT Chu Văn An, tỉnh An Giang) cho rằng, quy chế thi tuyển mỗi năm đổi một lần làm hàng triệu học sinh và giáo viên vất vả chạy theo.
Số môn học mà thí sinh phải ôn để thi THPT quốc gia năm nay là quá nhiều, khi xuất hiện các bài thi tổ hợp khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.
"Xin mời quý vị xuống học để làm một lúc tất cả các môn Văn, Toán, Lý, Hoá, tiếng Anh, Sử, Địa. Nhiều thầy cô dạy luyện thi làm thử, hết giờ nhìn lại còn trật nhiều câu trắc nghiệm chứ đừng nói tới học sinh", ông trăn trở.
Ông Phùng đề nghị Bộ Giáo dục nên giao các trường đại học đứng ra tổ chức cụm thi THPT quốc gia, thay vì giao Sở Giáo dục địa phương chủ trì như dự thảo quy chế tuyển sinh 2017.
"Dĩ nhiên tỉnh chúng tôi và nhiều tỉnh khác tự tin không có chuyện tiêu cực trong thi cử, song nhất thiết nên để trường đại học tổ chức kỳ thi sẽ tốt hơn, độ tin cậy cao hơn", ông Phùng nói.
Hiệu trưởng này cũng nêu thực trạng, từ ngày các đại học được phép xét học bạ để tuyển sinh thì điểm cuối năm của học sinh lớp 12 khá lên thấy rõ. Do đó, cần có biện pháp siết chặt tiêu chí này, đảm bảo chất lượng đầu vào đại học.
Tại hội nghị, một số hiệu trưởng các trường THPT phía Nam cũng bày tỏ lo lắng trước những thay đổi quy chế thi và xét tuyển năm nay: không quy định mức điểm sàn, không giới hạn số nguyện vọng đăng ký xét tuyển...
"Quy chế cho thí sinh được đăng ký xét tuyển trước khi thi, liệu có xảy ra tình trạng nộp - rút hồ sơ hỗn loạn như những năm trước?", một đại biểu bày tỏ.
TS Nguyễn Đức Nghĩa, Phó giám đốc ĐHQG TP HCM, khẳng định kỳ thi THPT quốc gia 3 năm trở lại đây là 3 kiểu khác nhau mà các trường THPT phải lưu ý trong công tác tư vấn cho học sinh.
Chuyên gia này đồng tình với lo lắng của lãnh đạo các trường phổ thông trong việc tổ chức nghiêm túc kỳ thi THPT quốc gia. "Phần lớn các trường đại học đều mong kết quả kỳ thi đáng tin cậy, làm cơ sở chủ yếu để xét tuyển", ông nói và nêu một thực tế đáng lo ngại các năm trước, ở nhiều trường THPT, điểm trung bình lớp 12 và điểm thi THPT quốc gia vênh đến 3-4 điểm.
Theo dự thảo quy chế tuyển sinh năm nay, thí sinh thi theo bài thi chứ không theo môn, dẫn đến lượng môn học của thí sinh nhiều hơn năm trước. Bằng việc phân tích dữ liệu các năm gần đây, ông Nghĩa dự báo có 70% thí sinh chọn bài thi tổ hợp khoa học tự nhiên, còn lại sẽ chọn thi khoa học xã hội.
Mạnh Tùng
07 Jan 2017
07 Jan 2017
Tầng lớp trung lưu tăng lên, đầu tư nước ngoài mạnh và các doanh nghiệp tư nhân ngày càng mở rộng sẽ là lực đẩy cho kinh tế Việt Nam.
Xem thêm07 Jan 2017
07 Jan 2017
Mỗi lần đặt tour, khách hàng sẽ được trao một mã số dự thưởng với cơ hội may mắn trúng trọn bộ quà tặng trị giá 12 triệu đồng.
Xem thêm07 Jan 2017
07 Jan 2017
Với hương vị thơm ngon, tỷ lệ nạc lên tới 90%, thịt lợn rừng lai ngày càng được nhiều người ưa chuộng. Đặc sản này luôn trong tình trạng "cháy hàng" vào các dịp lễ Tết.
Xem thêm